Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Quy định thời gian bảo quản mẫu xét nghiệm

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu Người cao tuổi và những xét nghiệm có lợi thì ở bài này chúng ta sẽ đi vào chuyên môn hơn của xét nghiệm mà khách hàng đang khá quan tâm, bởi dịch vụ này vô cùng tiện lợi có nhiều điểm vượt trội song cần phải rõ ràng và có quy định để mang lại kết quả tốt chính xác nhất.

* Thời gian bảo quản mẫu:
 – Đối với các mẫu máu toàn phần có chống đông bằng EDTA:
+ Làm xét nghiệm TPT máu, Trab, đếm số lượng virus,… bảo quản ở nhiệt độ phòng và chuyển về trung tâm xét nghiệm phân tích trước 24 giờ sau khi lấy mẫu.
+ ACTH chuyển về trước 4h sau khi lấy mẫu.

– Đối với mẫu máu có chống đông bằng Citrat: làm xét nghiệm đông máu, LA, D-Dimer, bảo quản ở nhiệt độ phòng và chuyển về trung tâm xét nghiệm trước 4 giờ khi lấy mẫu.

– Các xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch khác có thể lấy ống huyết thanh hoặc huyết tương, có thể để nguyên ống máu hoặc tách huyết thanh, huyết tương tại các đơn vị y tế và vận chuyển về trung tâm xét nghiệm.
+ Các mẫu huyết thanh hoặc huyết tương làm xét nghiệm hóa sinh là các enzym như AST, ALT, Lipase,… được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ phòng (≤ 25oC) trong vòng 24h, ở 4 oC trong vòng 5 ngày.
+ Các mẫu huyết thanh hoặc huyết tương làm xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch còn lại được bảo quản và ổn định ở nhiệt độ phòng (≤ 25oC) trong vòng 48 giờ, ở 4 oC trong vòng 7 ngày.

Lưu ý nếu muốn bảo quản mẫu trong thời gian dài thì bắt buộc bệnh phẩm cần được bảo quản đông băng ở nhiệt độ thấp hơn -20oC.  Khi cần sử dụng, mẫu cần được tan đông một cách từ từ ở 4-8oC qua một đêm hoặc trong một bể điều nhiệt có lắc. 
Tuy nhiên, việc đông băng và tan đông không nên lặp đi, lặp lại nhiều lần.

Chúng tôi tin rằng, một trong những trung tâm xét nghiệm có tiếng và chất lượng cần phải hiểu rõ những quy định và tuân theo để mẫu trong thời gian cần di chuyển xét nghiệm cho một kết quả chính xác nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét