Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Nhờ thụ tinh ống nghiệm người phụ nữ sinh con ở tuổi 52

Phụ nữ với thiên chức làm Mẹ là một điều thiêng liêng, nhưng do sự lạm dụng cũng như là nhiều tác động bên ngoài nên hiện nay có khá nhiều trường hợp không thể sinh con được, trong đó có trường hợp của chị Trần Thị Phúc ngụ ở Hoàng Mai, Hà Nội sau nhiều lần sảy thai rồi vô sinh, thụ tinh ống nghiệm hai lần đều thất bại, cuối cùng chị cũng sinh cô con gái đầu lòng khi đã ở tuổi 52.

Nhìn người phụ nữ trung niên ăn mặc giản dị, bế trên tay một bé gái nhỏ xíu xuất hiện tại buổi tư vấn về vô sinh, hiếm muộn do Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội) tổ chức ngày 14/6, nhiều người nhầm bà bế cháu. Thực ra cô bé hơn 5 tháng tuổi đó là "quả ngọt" mà người phụ nữ 52 tuổi mong mỏi suốt hơn 10 năm bị vô sinh mới có được.

Chị Phúc lấy chồng muộn mong muốn sớm có con. Tuy nhiên ông trời không chiều lòng người, sau nhiều lần sảy thai thì chị bị vô sinh. Vợ chồng chạy chữa ở nhiều nơi, ở các tiệm đông - tây y đều thử mà không có kết quả gì cả. Chị cũng 2 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm, một lần xin trứng, chuyển phôi nhưng không có thai. Mang tâm lý tuyệt vọng, nặng nề, chị vẫn ao ước có đứa con của chính mình.

Năm 2015, chị đến Bệnh viện Bưu điện và được chỉ định thực hiện IVF/ICSI - một kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm trong đó tinh trùng được tiêm trực tiếp vào bào tương trứng. Lần này chị phải đi xin noãn, cuối cùng cũng có bầu và sinh được một bé gái khỏe mạnh. Cô bé hiện được hơn 5 tháng tuổi, bụ bẫm.

Chị Phúc là một trong những phụ nữ cao tuổi nhất tại Việt Nam được can thiệp chữa vô sinh thành công. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy ở nước ta hiện có 7,7% cặp vợ chồng bị hiếm muộn, tương đương với hơn một triệu cặp vợ chồng.

Đáng chú ý, nhiều cặp vợ chồng còn thiếu thông tin, kiến thức về nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Theo đó, một cặp vợ chồng sinh hoạt tình dục bình thường không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà 6 tháng (với người dưới 30 tuổi) hoặc 12 tháng (với người trên 30 tuổi) chưa có thai thì được coi là hiếm muộn. Thực tế có đôi sau 2-3 năm mới đi khám, có cặp mới lấy nhau 3-4 tháng chưa thấy có thai đã sợ vô sinh.

Theo bác sĩ Nhã, ngày nay những cải tiến vượt trội trong điều trị hiếm muộn và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã biến ước mơ có con của nhiều cặp vợ chồng thành hiện thực. Vì thế, quan trọng là các cặp sớm nhận thức được tình trạng hiếm muộn để có biện pháp can thiệp y khoa phù hợp và điều trị thành công.

* Các phương pháp điều trị vô sinh, hiếm muộn hiệu quả nhất hiện nay gồm:
- IVF/ICSI- thụ tinh trong ống nghiệm với kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.
- PESA/ICSI- thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng lấy từ mào tinh hoàn.

Tại Bệnh viện Bưu điện, tỷ lệ thành công khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản này là 50-60%. Từ đầu năm 2016 đến nay, Bệnh viện Bưu điện đã khám và tư vấn cho trên 1.000 cặp vợ chồng hiếm muộn, thực hiện hỗ trợ sinh sản cho gần 500 đôi. Hiện bệnh viện tặng phiếu tư vấn và khám vô sinh, hiếm muộn miễn phí cho 200 cặp vợ chồng.

Để dự phòng vô sinh hiếm muộn, bác sĩ khuyến cáo chị em nên sinh con trong độ tuổi sinh đẻ (dưới 33 tuổi); chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc hợp lý; giữ vệ sinh tốt; sinh hoạt tình dục an toàn; kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nam giới cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc hợp lý; bỏ các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc; sinh hoạt tình dục an toàn và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Lý do người đồng tính không được hiến máu

Trong một số nghiêm cứu cho thấy rõ ràng, người bị đồng tính nam dễ lây nhiễm HIV nên không được phép hiến máu nếu có quan hệ tình dục trong vòng 12 tháng trở lại. 

Ở Mỹ, Anh và Australia cũng áp dụng luật cấm hiến máu đối với người đồng tính có quan hệ tình dục trong vòng một năm. Ở những nơi khác như Italy, giới chức xem xét số lần ân ái không an toàn của mọi cá nhân chứ không riêng nam giới đồng tính. Từ khi áp dụng biện pháp này vào năm 2001, tỷ lệ nhiễm HIV của Italy hầu như không tăng lên.

Ngày 12/6 vừa qua vụ xả súng tại câu lạc bộ đồng tính Pulse ở Orlando của Mỹ đã cướp đi sinh mạng 49 người và khiến 53 người bị thương. Giới chức kêu gọi công dân hiến máu song từ chối cộng đồng đồng tính gây nên tranh cãi dữ dội.

Tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) - Wired đã đưa ra lệnh cấm đàn ông có quan hệ đồng tính đi hiến máu vào năm 1983 khi đại dịch AIDS mới bắt đầu. Ngày đó, hiểu biết ít ỏi về loại virus này làm dấy lên nỗi lo sợ. Giờ đây, xét nghiệm HIV trở nên đơn giản hơn, giới y học dần nới lỏng đạo luật trước kia. Tháng 12/2015, FDA quyết định sửa đổi, cho phép nam nữ đồng tính được hiến máu nếu không sex trong 12 tháng trở lại.

Giải thích về hạn mức 12 tháng, FDA cho rằng các bài kiểm tra không thể phát hiện virus mới nhiễm. Một xét nghiệm thông thường chỉ phát hiện HIV nếu bệnh nhân đã nhiễm 25 ngày. Tuy vậy, các nhà phê bình chỉ ra nếu đàn ông hoặc phụ nữ dị tính quan hệ với nhiều đối tác thì nguy cơ phát tán bệnh tật vẫn còn.

Trên thực tế, đại dịch HIV ảnh hưởng chủ yếu đến người đồng tính và lưỡng tính. Dựa trên dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh, nam giới đồng tính đại diện cho 4% đàn ông Mỹ nhưng chiếm đến 63% ca nhiễm HIV mới và 54% trường hợp đang sống với virus. Louis M. Katz, giám đốc y tế mạng lưới hiến máu Mỹ nhận định hướng dẫn của FDA là "cực kỳ thận trọng và phù hợp". Katz bổ sung thời gian trì hoãn có thể được rút ngắn còn 6 tháng hoặc 30 ngày nhưng vẫn sẽ gây cảm giác bị kỳ thị.

Kelsey Louie, giám đốc điều hành tổ chức Khủng hoảng Y tế Đồng tính Nam coi sự thay đổi của FDA mới chỉ là "những bước đi cỏn con". "Một số người muốn được hiến máu mà không được phép", ông nói về vụ thảm sát ngày 12/6.

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

7 Người trong gia đình phải nhập viện vì ngộ độc nấm rừng

Anh Y Hùng Niê hái nhiều cây nấm lạ trong rừng về nấu mì tôm cho cả nhà ăn, một tiếng sau 7 người trong gia đình có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy... phải vào viện cấp cứu.

Sáng 8/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk vẫn đang tích cực cấp cứu điều trị cho 7 bệnh nhân tuổi từ 7 đến 25 cùng là anh em, họ hàng trong một gia đình. Người nhà cho biết, chiều hôm trước anh Y Hùng Niê cùng Y Vinh Niê vào thác Đray Nur, huyện Krông Ana, chơi phát hiện một số cây nấm màu trắng nên hái mang về nấu với mì tôm cho cả nhà ăn. Sau khi ăn khoảng một giờ, tất cả 7 người ăn đều xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đi tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt…, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk để cấp cứu.

Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk cho biết, các bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc do ăn nấm độc. "Các bệnh nhân được cấp cứu, điều trị tích cực và hiện sức khỏe đã dần tạm ổn”, bác sĩ Nhựt cho hay.

Theo bác sĩ Nhựt, thời điểm cuối xuân đầu hè là mùa nấm phát triển nhiều, vì thế hay xảy ra tình trạng nhiều người bị ngộ độc do ăn nấm. “Bằng mắt thường không thể phân biệt nấm lành hay nấm độc nếu chỉ dựa vào hình dạng, màu sắc", bác sĩ Nhựt nói. Để tránh ngộ độc có thể gây tử vong, người dân tuyệt đối không nên hái nấm hoang dại để ăn.

Sau 3 giờ nhập viện chờ sinh sản phụ tử vong lỗi do ai ?

Một thông tin đau lòng về sản phụ Nguyễn Thị Xuyến 40 tuổi mang thai lần ba, vào Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình chờ sinh ngày 3/6 Trước khi đến Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình chờ sinh, gia đình đã đưa sản phụ tới Bệnh viện huyện Gia Lộc và Bệnh viện Phụ sản Hải Dương khám, sức khỏe hoàn toàn ổn định.

Tuy nhiên sau 3 giờ chờ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, sản phụ lên bàn mổ với những triệu chứng bất thường và cả mẹ cùng con đều tử vong. Gia đình đau xót bức xúc yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân.

Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế Hải Dương xác minh sự việc, kiểm tra việc hành nghề cũng như thái độ phục vụ, quá trình đón tiếp, xử trí, chăm sóc bệnh nhân, hướng xử trí của bệnh viện Hòa Bình. Bộ Y tế yêu cầu Hội đồng chuyên môn Sở Y tế tỉnh Hải Dương họp để tìm ra nguyên nhân cái chết của sản phụ.

Ông Nguyễn Hữu Phấn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cho biết chiều 7/6, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Hải Dương đã làm việc với bệnh viện để đánh giá quá trình chăm sóc sản phụ Nguyễn Thị Xuyến. Theo ông Phấn, bệnh nhân có các triệu chứng bất thường như ối đột ngột vỡ, nước ối dính phân su, khó thở, nôn, niêm mạc tím tái, mạch và huyết áp bằng không, tim thai không rõ, tinh thần lơ mơ… Các bác sĩ lập tức cấp cứu cho thai phụ nhưng không được. Lãnh đạo bệnh viện chẩn đoán sản phụ Xuyến tử vong do thuyên tắc ối với các biểu hiện đặc trưng của sốc như huyết áp tụt, suy hô hấp, thiếu oxy, tím tái, hôn mê kèm co giật, nôn mửa...

Theo các chuyên gia, tắc mạch ối là một trong những biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, bất ngờ, không thể đoán trước và dự phòng. Khi xảy ra tắc mạch ối, sản phụ nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy cấp do suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính, khó có cơ hội cấp cứu vì diễn biến cực nhanh, tỷ lệ tử vong lên đến 80%. Hội chứng này xảy ra khi nước ối, tế bào thai nhi, bọt khí, chất gây, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác lọt vào hệ tuần hoàn của mẹ, gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính.

Phát hiện 50 chiếc ống hút trong dạ dày người đàn ông

Bác sĩ Trần Quốc Cường, Trưởng Phòng Đào tạo Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết bệnh nhân 47 tuổi được chuyển đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội. Sau khi thăm khám nghi ngờ dị vật đường tiêu hóa, các bác sĩ chỉ định nội soi kiểm tra.

Ê kíp bác sĩ đã lần lượt gắp ra tổng cộng 47 chiếc ống hút, cứu người bệnh khỏi nguy cơ thủng dạ dày và thủng đường ruột.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu - Ngoại tổng quát Bệnh viện Thủ Đức cho biết dị vật đường tiêu hóa là tai nạn thường gặp ở mọi lứa tuổi. Các bác sĩ đã nhiều lần nội soi lấy các loại dị vật như tăm xỉa răng, dây kẽm, sỏi, cát…

Trường hợp cùng lúc nuốt số lượng ống hút nhiều như bệnh nhân này thì chưa từng thấy. Theo người nhà, bệnh nhân có tiền sử bị tâm thần phân liệt. Dị vật đường tiêu hóa nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ gây thủng ruột, nhiễm trùng, hoại tử, đe dọa tính mạng người bệnh.

Khi có các biểu hiện đau bụng dữ dội, đau không rõ nguyên nhân... người bệnh nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, can thiệp kịp thời.

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Chu kỳ trăng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người ?

Theo các nhà nghiên cứu, chu kỳ trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ, chu kỳ kinh nguyệt, não bộ và một số bệnh như đau tim, thận... Theo Newsmax, nhiều người cho rằng quan niệm chu kỳ trăng ảnh hưởng đến sức khỏe chỉ là câu chuyện mê tín dị đoan. Song một nghiên cứu của các bác sĩ Anh cho biết, bệnh nhân nhập viện và các cuộc gọi cấp cứu khẩn cấp tăng lên khi trăng tròn và giảm dần khi trăng non. Nhiều nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng mặt trăng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của con người.

Dưới đây là những ảnh hưởng của chu kỳ trăng đến sức khỏe con người:

1.Phẫu thuật
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực cho thấy bệnh nhân cấp cứu phẫu thuật tim hở trong khi trăng tròn thì nằm viện ít hơn 4 ngày so với những người có cuộc phẫu thuật diễn ra trong giai đoạn khác nhau của mặt trăng.

2.Giấc ngủ
Một nghiên cứu từ trường Đại học Basel ở Thụy Sĩ công bố trên tạp chí Current Biology phát hiện ra rằng mọi người khó ngủ hơn khi vào thời gian trăng tròn. Con người ngủ ít hơn bình thường khoảng 20 phút, giấc ngủ sâu giảm 30%. Thời gian này, con người cũng giảm melatonin, một hormone điều hòa giấc ngủ. "Chu kỳ trăng dường như ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, ngay cả khi người ta không nhìn thấy mặt trăng và không ý thức được mặt trăng ở giai đoạn thực tế", nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Christian Cajochen nói.

3.Chu kỳ kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ là bốn tuần, cũng giống như chiều dài của một chu kỳ trăng tròn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica theo dõi hơn 800 phụ nữ trong 25 năm và nhận thấy rằng gần 30% phụ nữ có kinh nguyệt vào thời gian trăng tròn. Một nghiên cứu khác hơn 8.000 phụ nữ, kết quả được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học sinh sản, thấy rằng chu kỳ kinh của phụ nữ bắt đầu trong hai tuần, bắt đầu từ ngày 11 cũng là ngày bắt đầu trăng tròn. Các nghiên cứu khác đã tìm thấy phụ nữ dễ thụ thai nhất vào lúc trăng non, khi bầu trời đen tối nhất.

4.Đau tim Theo một nghiên cứu của Đức công bố trên tạp chí European Journal, các nhà nghiên cứu về tim mạch đã kiểm tra các hồ sơ của 16.000 nạn nhân đau tim và tìm thấy có sự giảm đáng kể các cơn đau tim trong vòng ba ngày khi trăng non. Họ giả thuyết rằng mặt trăng tác dụng có lợi lên tim hai lần một tháng - trong lúc trăng tròn và trăng non khi ánh nắng mặt trời - mặt trăng được liên kết và có trọng lực mạnh nhất.

Một nghiên cứu Ấn Độ cũng theo dõi tác dụng cho tim trong các giai đoạn khác nhau của mặt trăng, thấy trái tim làm việc hiệu quả hơn vào thời điểm trăng tròn và trăng non.

5.Sỏi thận
Một nghiên cứu gần 1.500 người được công bố trong tạp chí Urology cho thấy, nỗi đau do sỏi thận tăng lên đáng kể trong thời gian trăng tròn. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Hoàng gia Liverpool cũng tìm thấy những bệnh nhân nhập viện với tình trạng khẩn cấp tiết niệu tăng trong lúc trăng tròn.

6.Não bộ Một nghiên cứu năm 2011 của Hà Lan với hơn 5.400 bệnh nhân, kết quả là khi mặt trăng tròn, bệnh nhân tâm thần cấp cứu tăng lên. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng lực hấp dẫn của mặt trăng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi do ảnh hưởng đến sự chuyển động của chất lỏng trong não. Một số nhà tâm lý học cho rằng tỷ lệ bệnh nhân có vấn đề về cảm xúc trong lúc trăng tròn cũng tăng cao.

7.Mặt trăng ảnh hưởng đến động vật
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Anh tìm thấy con người thường đến phòng cấp cứu do vết cắn của động vật khi trăng tròn. Một nghiên cứu gần 12.000 trường hợp ở trung tâm Đại học Thú y, bang Colorado cho thấy khách hàng phòng cấp cứu cho chó tăng 28%, mèo tăng 23% vào thời gian trăng tròn.

Bệnh nhân chờ chết bác sỹ quyết định phá khối u cứu sống

Một bệnh nhân ở Vĩnh Long sinh năm 1953 mắc u gan đa ổ nghĩ rằng mình không còn cơ hội sống nên chỉ cầu cứu bác sĩ ở Bệnh viện quận Thủ Đức, TP HCM điều trị cho bớt đau trong giai đoạn này. Bởi khối u lớn kích thước 14 x 16 cm đã hoại tử, đa ổ. Đặc biệt bệnh nhân có động mạch thông với tĩnh mạch nên các mạch máu gần như nối liền với nhau, rất khó để xác định chính xác mạch máu nuôi khối u. Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng HCC đa ở gan trên nền viêm gan siêu vi C.

Hội chẩn phân tích kỹ những khả năng có thể xảy ra, các bác sĩ quyết định tiến hành phương pháp TACE trên bệnh nhân. Bằng microcatheter, kíp phẫu thuật đã chọn lọc chính xác mạch máu nuôi u để thực hiện bơm tắc, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến nhu mô gan lành còn lại. Sau 4 giờ liên tục, cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành công. Các khối u đã ngấm thuốc rõ, mạch máu nuôi u tắc hoàn toàn, các mạch máu còn lại lưu thông tốt, không tắc và bệnh nhân đã được các bác sĩ thực hiện kỹ thuật mới để cứu sống một cách kỳ tích.

Bệnh nhân xuất viện sau mổ một ngày và sẽ tái khám sau 4 tuần theo dõi tại nhà. Bác sĩ Châu Thị Ngọc Ánh, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh cho biết trước đó bệnh nhân đã tuyệt vọng buông xuôi, chỉ mong muốn có thể điều trị để giảm bớt đau đớn. Tuy nhiên với phương pháp này bệnh nhân gần như có cơ hội khỏi bệnh và trở về cuộc sống bình thường.

Đây là trường hợp u gan thứ ba được điều trị thành công tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Sau thành công của những ca đầu tiên, nhiều người bệnh từ các tỉnh thành xa xôi đã liên hệ để được các bác sĩ tư vấn. Nhờ việc áp dụng thông tuyến khám chữa bệnh trong cả nước, bệnh nhân lựa chọn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao đã phần nào giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh.

Tháng 6 này hàng triệu trẻ em được uống vắc xin bại liệt

Trẻ đã uống đủ 2 liều Vắc-xin bại liệt cũ vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi, thì từ tháng 6 uống liều Vắc-xin tiếp theo để đủ 3 liều văcxin cho trẻ dưới một tuổi mà không phải uống lại từ đầu. Trẻ đã uống đủ 3 liều vào tháng 4 hoặc tháng 5 thì chỉ cần uống tiếp một hoặc 2 liều văcxin bại liệt mới. Việc chỉ định liều uống sẽ do cán bộ y tế hướng dẫn.

Văcxin bại liệt 2 tuýp mới đã được phân phối đến tất cả điểm tiêm chủng cả nước và cho trẻ uống theo đúng lịch tiêm chủng mở rộng từ tháng 6.

Vắc-xin bại liệt uống 2 tuýp là văcxin sống giảm độc lực từ các chủng virus bại liệt tuýp 1 và tuýp 3. Trẻ được uống văcxin đủ liều sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời. Loại được sử dụng tại Việt Nam do Công ty Sarofi Pasteur sản xuất. Vắc-xin này đã được sử dụng tại 39 quốc gia với trên 630 triệu liều, theo Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Sử dụng Vắc-xin bại liệt uống là an toàn. Sau khi uống Vắc-xin, phản ứng rất hiếm gặp có thể xảy ra là đau cơ, yếu cơ, liệt. Trong suốt 30 năm triển khai uống Vắc-xin bại liệt ở Việt Nam, hầu hết không có phản ứng trầm trọng xảy ra sau khi uống. Trên thế giới, có ghi nhận một vài trường hợp liệt sau uống Vắc-xin. Tỷ lệ này rất hiếm gặp, với tần suất có thể xảy ra là một trên 1,4-2,8 triệu liều Vắc-xin, chủ yếu do virus bại liệt tuýp 2. Vì thế, sử dụng Vắc-xin bại liệt uống 2 tuýp mới giảm các phản ứng bất thường.

Đại diện Văn phòng Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cũng cho biết, việc chuyển đổi Vắc-xin bại liệt này nhằm bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt ở Việt Nam và hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu. Để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh tuýp 2, từ năm 2018 Việt Nam sẽ triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng Vắc-xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm trong đó có cả 3 tuýp virus. Bên cạnh đó vẫn song song sử dụng 2 tuýp Vắc-xin bại liệt uống. Việc phối hợp dùng cả 2 loại dạng uống và tiêm sẽ giúp củng cố được miễn dịch cho cả 3 tuýp văcxin mà vẫn đảm bảo an toàn.

Mỗi năm ở nước ta có trên 1,5 triệu trẻ được uống Vắc-xin bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tỷ lệ uống Vắc-xin bại liệt đạt trên 90%, thậm chí trên 99% trong các chiến dịch uống bổ sung, đã tạo được miễn dịch cộng đồng phòng bệnh bại liệt. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt từ năm 2000 và duy trì cho đến nay, trong khi toàn thế giới vẫn chưa thanh toán được hoàn toàn căn bệnh này.

Việc sử dụng văcxin bại liệt uống 2 tuýp nhằm loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bại liệt do virus bại liệt tuýp 2 gây ra. Tháng 9/2015, Tổ chức Y tế thế giới công bố đã thanh toán bệnh bại liệt do tuýp 2. Vì vậy, từ tháng 5/2016, toàn thế giới sẽ không sử dụng văcxin có thành phần bại liệt tuýp 2.

Bệnh bại liệt do virus bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường tiêu hóa. Virus vào cơ thể qua thực phẩm hoặc uống nước mang mầm bệnh. Bệnh rất dễ lây, hầu hết trẻ em sống cùng nhà với người mang mầm bệnh bị nhiễm virus. Những người lành mang virus cũng có thể trở thành nguồn truyền bệnh.

Chuẩn đoán nhầm nhiễm HIV cho thai phụ đến 9 lần

Qua 9 lần xét nghiệm máu, bác sĩ khẳng định Jenn Morson (Mỹ) dương tính với HIV nhưng hóa ra kết quả hoàn toàn sai lệch.

Trước đó, trong buổi khám định kỳ, Jenn đã xét nghiệm máu. Nhận kết quả, bác sĩ thông báo cô dương tính với HIV-2, loại virus chỉ xuất hiện ở Tây Phi. Chẩn đoán có phần vô lý bởi Jenn và chồng không quan hệ tình dục với ai khác, chưa từng đến Tây Phi.

Hơn nữa thai phụ vẫn âm tính với HIV cho tới năm ngoái. Tuy vậy vị bác sĩ quả quyết không thay đổi kết luận vì đã kiểm tra 9 lần. Jenn dằn vặt, ám ảnh với ý nghĩ mình đã bị lây nhiễm virus chết người qua cách thức kỳ lạ nào đó, ví dụ như nhà vệ sinh công cộng hay muỗi cắn.

May mắn, sau khi tiến hành lại toàn bộ xét nghiệm, bà mẹ trẻ nhận ra chẩn đoán của bác sĩ kia hoàn toàn sai lầm.

Hóa ra, thai kỳ đã khiến lượng kháng thể trong máu của Jenn tăng cao, dẫn đến kết quả xét nghiệm lỗi. "Từ đứa con thứ hai trở đi, người mẹ có thể phát triển các kháng thể chống lại hồng cầu", tiến sĩ Allison Webel, tác giả cuốn Sống lành mạnh với HIV giải thích. Điều này làm đội ngũ y tế bị nhầm lẫn.

Webel cho biết nhầm lẫn này thực ra khá phổ biến. Nói chung xét nghiệm chỉ đúng khoảng 95%, có nghĩa khả năng sai sót khá lớn. Vậy bạn cần làm gì nếu rơi vào trường hợp của Jenn? "Hãy cố gắng bình tĩnh", Webel khuyên. "Hãy yêu cầu xem hồ sơ xét nghiệm rồi tiến hành một lần nữa, tức là đưa mẫu máu mới và kiểm tra lại từ đầu".

Loại cây cảnh nào giúp thanh lọc độc tố trong không khí

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ đã tiến hành những nghiên cứu quy mô để tìm ra loại cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. Những nhà khoa học Mỹ phát hiện ra không khí trong nhà ở tồn tại một lượng chất độc như benzene, amoniac, trichlorethylene, formaldehyde có thể ảnh hưởng sức khỏe con người. May mắn thay, nhiều loại cây cảnh trong nhà có thể lọc được đến 85% lượng khí có hại, giúp môi trường nhà ở và các văn phòng trong sạch hơn.

Ví dụ như hoa cúc giúp loại bỏ VOC-benzen, một hợp chất được biết đến là góp phần gây nên ung thư nếu con người tiếp xúc về lâu dài.
Cây nhện hay còn gọi là lục thảo trổ, cỏ mệnh môn, luyến khách… được khuyên trồng để thanh lọc không khí trong nhà, nơi làm việc. Nghiên cứu cho thấy loại cây nhỏ xinh giúp loại bỏ benzen, formaldehyde, CO và xylene từ không khí, vô hại với trẻ con và động vật.
Hoa huệ bình hay cây buồm trắng có khả năng khử cồn, acetone và formaldehyde. Theo các chuyên gia, cây làm sạch không khí bằng hai cách là hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuống rễ.
Cây dương xỉ là loại cây trồng tốt nhất để loại bỏ formaldehyde và asenic từ đất.
Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả, hấp thụ độc tố gây ung thư, cải thiện không gian sống.
Những bông hoa đồng tiền rạng rỡ tô điểm cho không gian sống và có tác dụng làm sạch không khí hiệu quả. Nghiên cứu của NASA chỉ ra trồng cây đồng tiền trong không gian đủ ánh sáng, ấm áp có tác dụng loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde và trichloroethylene từ không khí.

Ngoài ra còn có cây thường xuân có khả năng hấp thụ các chất có hại bay lơ lửng trong không khí như benzen, formaldehyde, xylene từ không khí trong nhà và chuyển hóa chúng thành chất vô hại. Ngoài ra, loại cây này còn lọc bỏ một số chất gây dị ứng cho trẻ và người mẫn cảm hay cây nha đam rất dễ trồng, ưa nắng có tác dụng lọc sạch chất formaldehyde và benzene vốn được tích lũy từ quá trình sơn sửa nhà. Một chậu nha đam nhỏ là lựa chọn thông minh cho căn bếp đầy ánh sáng của bạn. Ngoài chức năng lọc không khí, ruột nha đam rất tốt cho sức khỏe, có thể làm dịu vết cháy nắng hiệu quả...

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Chia sẽ cho 10 người sẽ có 1 người được cứu khi nhồi máu cơ tim

Khi tim của bạn bị thiếu máu sẽ bị lên cơn đau tim, đương nhiên nếu nhẹ thì chỉ đơn giả đó là một cơn đau bình thường nhưng sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong trong nhiều trường hợp nó có thể là báo hiệu một cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm.

Một bác sĩ tim mạch nói rằng :
Nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.

Nguyên nhân gây nên đau tim ?
Chủ yếu là do bệnh động mạch vành, liên quan đến sự tích tụ của các chất béo ở trong lòng động mạch, hình thành nên các mảng bám và gây ra bít tắc. Trong một số trường hợp, có thể là do động mạch vành bị co thắt bởi các tác nhân ngoài tim như chất nicotin trong khói thuốc lá, hay tình trạng căng thẳng stress kéo dài. Kết quả là làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim và khiến bạn có cảm giác đau tim.

Và nếu khi lên cơn đau tim mà chỉ có một mình bạn cần phải làm gì ?

1. Như khạc đờm từ sâu trong ngực ngay lập tức ho thật mạnh, dài và sâu hơn.

2. Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.

3. Cứ mỗi 2 giây lặp lại việc hít thở sâu và cơn ho như trên, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường.

Khi hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài mạnh sâu sẽ giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông như bình thường trở lại.

Xét nghiệm huyết thống cha con

Để xét nghiệm huyết thống với đoạn STR người ta sẽ sử dụng kỹ thuật PCR để có thể khuếch đại đoạn gen có chứa đoạn STR đó với sự trợ giúp của một máy chuyên nghiệp cùng với những phần mềm vi tính có thể đo chiều dài đoạn lặp lại STR đó, để có thể chứng minh đứa con đó sẽ có đoạn lặp STR giống bố hoặc giống mẹ.

Xét nghiệm huyết thống cha con là xét nghiệm sử dụng ADN của người cần xét nghiệm với đối tượng muốn xét nghiệm để có thể xác định 2 dãy ADN này có quan hệ với nhau không.ADN là 3 chữ viết tắt của acid deoxyribonucleic.

Được cấu tạo từ ba chất cơ bản đó là đường deoxyribose, acid phosphoric và 1 gốc base nitơ. Những thành phần này cấu tạo theo thứ tự luân phiên với các acid cứ mỗi góc đường gắn với một trong bốn loại base tạo nên các trình tự đã được mã hóa từ trước. Thể nhiễm sắc của tế bào được cấu tạo từ ADN, và gen là một đoạn nhỏ của phân tử ADN. Mỗi một cá thể có bộ ADN khác nhau, nó là cơ sở vật chất của tính di truyền.

Mỗi người có số lượng VNTR và STR khác nhau, tương quan chiều dài, trình tự cũng khác nhau. Mục đích của xét nghiệm huyết thống là để tìm ra được sự tương đồng của các đoạn lặp lại trong chuỗi ADN. Đứa con mang các cặp lai của bố và các cặp lai của mẹ. Những đặc tính STR và VNTR sẽ không thay đổi qua suốt cuộc đời của từng cá thể.

Đối với đoạn VNTR thì khi xét nghiệm huyết thống thì người ta sẽ sử dụng kỹ thuật Finger Printing để có thể phân tích các nucleotide cùng với các đoạn lặp lại. Khi thực hiện thì người ta sẽ dùng enzym cắt hạn chế toàn bộ gen thành nhiều mảnh nhỏ. Sau đó sẽ chạy điện đi các mảnh gen này trên thạch Agarose, dùng kỹ thuật Southern Blotting để chuyển các mảnh ADN vào giấy cellulose.Gắn ADN đích lên giấy và chụp hình bằng phóng xạ để nhận ra đoạn VNTR. Con sẽ có đoạn lặp lại VNTR một giống bố và một giống mẹ.

Độ chính xác của xét nghiệm huyết thống dựa vào tần suất các STR và VNTR của từng người. Nếu làm xét nghiệm với nhiều đoạn STR và VNTR thì độ chính xác sẽ càng cao. Xác suất hai người có cùng số đoạn lặp lại VNTR và STR là rất kỳ hiếm, chỉ có các trường hợp ngoại lệ đó là trường hợp 2 anh em sinh đôi từ một trứng.