Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Người cao tuổi và những xét nghiệm có lợi

Một làn sóng xét nghiệm y khoa mới từ những trung tâm xét nghiệm lần này sẽ là một bước tiến hoàn hảo mà từ trước tới nay ít được nhắc đến hoặc thực hành nhưng lại có ích cho con người, nhất là nhóm người trung - cao tuổi.

1. Xét nghiệm Corus CAD
Đây là là phương pháp xét nghiệm rất mới, nhằm đánh giá mức độ thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành ở mức phân tử thông qua mẫu máu, tìm kiến hoạt hóa của 23 gen mà người ta tình nghi là thủ phạm chính. Corus CAD là sản phẩm của Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Tim mạch hạt nhân và Siêu âm tim (NCEL), thuộc Trung tâm tim mạch Arizona phát minh. Theo đó, mẫu máu được gửi tới phòng thí nghiệm NCEL và sau 72 tiếng sẽ có kết quả.

Rất phù hợp cho nhóm người hay bị đau tức ngực, đau thắt do động mạch vành bị hẹp lại, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, khó thở hay mệt mỏi khi gắng sức hay luyện tập.

2. Xét nghiệm CDT sớm ung thư phổi 
Xét nghiệm này kiểm tra kháng thể tự động (auto antibodies) có trong hệ miễn dịch sản xuất ra để hưởng ứng với các protein ung thư phổi, gọi là các kháng nguyên. Các kháng thể tự động này cho biết nguy cơ mắc bệnh ung thư sớm. Ưu thế của xét nghiệm là phát hiện dấu hiệu ung thư phổi ngay từ giai đoạn trứng nước, trước khi có các triệu chứng xuất hiện, khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp xét nghiệm hiện có, khi phát hiện thấy thì đã quá muộn.

Xét nghiệm CDT không chỉ phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh mà còn có độ chính xác cao tới 90%. Theo các chuyên gia ở công ty Paducah Kentucky, cha đẻ của phát minh này, tại Mỹ trung bình mỗi năm có trên 160.000 người bị tử vong vì ung thư phổi, do phát hiện thấy muộn nên tỉ lệ sống chỉ kéo dài không quá 5 năm (khoảng 16%) nhưng bằng xét nghiệm CDT, kèm kỹ thuật quét CT-scan người ta có thể phát hiện thấy dấu hiệu bệnh rất sớm nên tỉ lệ bệnh ốn định và tuổi thọ cao hơn. Rất đơn giản chỉ cần lấy máu và gửi đến phòng xét nghiệm sẽ có kết quả ngay. Nếu là dương tính, nghĩa là đã tìm thấy các dấu hiệu trong hệ miễn dịch được kích hoạt để hướng ứng với sự có mặt của tế bào ung thư. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng thêm kỹ thuật quét ghi hình để phát hiện khối u. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có nghĩa là vô sự. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa cơ thể không phản ứng với sự hiện diện của các khối u sản sinh ra protein.

Xét nghiệm CDT rất phù hợp với nhóm người nghiện hút thuốc lá dài kỳ, những người đã từng hút thuốc lá, nhóm người phơi nhiễm radon, amiăng hoặc hít phải khói thuốc của người hút thuốc lá phả ra, còn gọi là hút thuốc lá thụ động. Hiện nay hãng sản xuất thiết bị y tế Oncimmune cũng đang nghiên cứu cho ra đời phương pháp xét nghiệm tương tự để dùng cho nhóm mắc bệnh ung thư vú.

3. Kỹ thuật nội soi ảo 
Được sử dụng chụp cắt lớn điện toán hay chụp cắt lớp vi tính (CT) để tạo ra hình ảnh trực tràng nhằm phát hiện ra bệnh ung đại trực tràng, căn bệnh xuất hiện ở phần dưới của ruột, và có tỉ lệ tử vong cao thứ 2 tại các nước phát triển hiện nay.

Nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi tới 90% số ca mắc bệnh, nhưng thực tế có tới 40% số ca mắc bệnh khi phát hiện đã vào giai đoạn III hoặc IV. Ngoài ra, kỹ thuật nội soi ảo còn “dễ chịu hơn” so với các phép nội soi truyền thống, hạn chế được các thủ thuật đi kèm như gây mê, và nguy cơ chọc thủy đại tràng bởi theo số liệu của ĐH California Mỹ thì có tới 30% vụ nội soi đại tràng gặp sự cố này, vì vậy dùng kỹ thuật nội soi ảo đã hạn chế được tai biến nói trên. Kỹ thuật nội soi ảo sử dụng một máy quét vi tính với phần mềm phức tạp để tạo một hình ảnh 3D đại tràng, giúp quan sát tốt các khối u Polyps và các khối u ung thư.

Chỉ mất 10 - 15 phút với liều bức xạ cực thấp, tương đương với một lần chụp X-quang chậu hông và vùng bụng. Do kỹ thuật nội soi ảo quét được toàn bộ vùng bụng và xương chậu nên nó còn phát hiện ra cả những căn bệnh khác ảnh hưởng đến vùng xương chậu như buồng trứng ở phụ nữ hay tuyến tiền liệt ở đàn ông. Giống như các phép nội soi khác, nội soi đại tràng ảo phù hợp với nhóm người trên 50 và cả cho nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đại tràng cao, tuổi từ 35 - 45, nhất là những người đã phát hiện thấy dấu hiệu mắc bệnh qua đường máu hoặc đường phân.

4. Phân tích di truyền 
Xét nghiệm di truyền là phương pháp rất mới phù hợp với mọi đối tượng, nhất là những người có tiền sử gia đình mắc các loại bệnh nan y như bệnh tim mạch, đái tháo đường thoái hóa điểm vàng, nhóm người hút thuốc lá...

Xét nghiệm di truyền còn cung cấp các thông tin quan trọng để người trong cuộc sử dụng thuốc cho phù hợp, không gây phản ứng phụ mà vẫn phát huy được tác dụng của thuốc, như thuốc làm loãng máu chẳng hạn. Theo đó, nếu ai có các gen đặc trưng bác sĩ sẽ khuyến cáo nên hoặc không nên dùng loại thuốc này.

Các xét nghiệm di truyền sẽ giúp bác sĩ phát hiện mối nguy cơ mắc các loại bệnh nan y trong tương lai như ung thư, Alzheimer (suy giảm trí nhớ), thoái hóa điểm vàng... từ đó giúp người trong cuộc điều chỉnh lối sống, thực đơn, giảm cân, bỏ thuốc lá hoặc áp dụng các liệu pháp điều trị cho phù hợp.

5. Xét nghiệm protein phản ứng C
Hay còn gọi là phản ứng C siêu nhạy hay còn gọi là xét nghiệm CRP hoặc hs-CRP (High-sensivity C- reactive protein test) được sử dụng để đánh giá mức độ và tiến triển của một phản ứng viêm như đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xác định nguy cơ tụt huyết áp...

Thông thường, hàm lượng C-reactive protein (CRP) trong máu tăng khi có tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể xuất hiện. Nguyên nhân gây viêm này có thễ do nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virút, nhưng cũng có thể xẩy ra khi tích tụ mảng bựa tiểu cầu làm sưng thành động mạch. Nếu CRP cao sẽ làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay bị bệnh đau tim. Những người có số đo CRP trong cao thì có mức độ bị đau tim cao gấp 1,5 - 4 lần so với những người bình thường.

Khi nghi ngờ có phản ứng viêm như nhiễm trùng, nhất là sau phẫu thuật thì nên đi làm xét nghiệm hs-CRP. Những người bị cao huyết áp, đái tháo đường, tiểu sử mắc bệnh tim, hoặc hút thuốc, nhóm người trên 50 cũng nên làm xét nghiệm hs-CRP. Đây là xét nghiệm có chi phí thấp, bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ở tay, bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi lấy máu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét