Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Xét nghiệm dịch tủy não là gì ?

Đây là một xét nghiệm cơ bản trong chẩn đoán lao màng não cũng như chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý não, màng não khác. Do vậy mọi trường hợp nghi ngờ mắc lao màng não đều phải được chọc tủy sống lấy dịch não tủy để xét nghiệm. Các biến đổi của dịch não tủy thường gặp trong lao màng não bao gồm:

- Trong đa số trường hợp áp lực đều tăng nhẹ ( tuy nhiên khó đánh giá ) , trong, một số ít trường hợp có thể có màu hơi ánh vàng. Những trường hợp nhẹ vẫn trong như bình thường. Một số trường hợp có thể vẩn đục do tăng nhiều tế bào. Dịch vẩn đỏ nếu không phải do nguyên nhân chạm phải mạch máu trong quá trình làm thủ thuật hoặc dịch đục cần phải nghĩ đến nguyên nhân xuất huyết dưới nhện hoặc viêm màng não mủ.

 - Albumin trong dịch não tủy thường tăng. Mức tăng thường nằm trong khoảng 5,79mol/l - 28,98mol/l, đặc biệt là xung quanh mức 14,49mol/l. Phản ứng Pandy (+) do có nhiều thành phần globulin. Albumin tăng cao và kéo dài không tương ứng với mức độ tế bào trong quá trình điều trị thường cho một tiên lượng không tốt ( hội chứng phân ly đạm tế bào )

 - Tế bào trong dịch tủy não thường tăng. Với mức độ rất khác nhau: có khi tăng nhẹ (< 20 tế bào) hoặc có trường hợp tăng rất nhiều (hàng nghìn). Trong lao màng não mức tăng thường từ 20-300/ml. Thành phần chủ yếu là tế bào lympho. Một số ít trường hợp ở giai đoạn đầu có tăng bạch cầu đa nhân trung tính hoặc có ít bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa, hồng cầu, nhưng dần dần ở giai đoạn muộn tế bào lympho vẫn chiếm ưu thế.

 - Glucose thường giảm ở mức (1,39mol/l-1,94mol/l ), không có tính đặc hiệu.

 - Tìm vi khuẩn lao trong dịch não tủy: Các xét nghiệm soi trực tiếp tìm vi khuẩn lao trong dịch não tủy giá trị thấp vì số lượng của vi khuẩn lao trong dịch não tủy rất ít. Phương phát nuôi cấy cho tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn lao cao hơn nhưng do thời gian có kết quả kéo dài nên không thể đợi kết quả xét nghiệm nuôi cấy này trong điều trị lâm sàng.

Một số kỹ thuật mới hiên nay như áp dụng các kỹ thuật BACTEC, PCR để nâng cao khả năng tìm được vi khuẩn lao trong dịch não tủy. Tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch não tủy là một chẩn đoán chắc chắn lao màng não.

Lưu ý rằng : Xét nghiệm dịch tủy não là một xét nghiệm cơ bản cần thiết, trong chẩn đoán lao màng não, chỉ định chọc dịch não tủy cần được chỉ định và thực hiện ở những trường hợp có dấu hiệu màng não trên lâm sàng.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn sẽ có nguy cơ nào ?

Trẻ em là tương lai là mầm sống cho đất nước, chính vì thế mà cần phải bảo vệ và dạy dỗ. Ở trẻ có nhiều kháng sinh rất yếu chính vì thế mà cần phải được tiêm chủng một số loại vắc xin để được phòng ngừa bệnh.

Trước đó khi vắc xin chưa ra đời, các bệnh như sởi, rubella, bệnh đậu mùa, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, lao… thường là các bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng suốt đời và có thể gây thành đại dịch và từ khi có vắc xin, trên thế giới tỉ lệ tử vong do các bệnh này gây ra giảm đáng kể.

Điều này cho thấy việc tiêm chủng đúng lịch và đủ liều sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho bé khá nhiều.

Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ tránh được những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, sởi, quai bị... Đồng thời giúp trẻ giảm thiểu những rủi ro về tử vong, biến chứng, di chứng so với nhóm không tiêm phòng.

Hầu hết các vắc xin tiêm cho trẻ em có hiệu lực đối với khoảng 85% - 95% các trường hợp được tiêm chủng. Cũng giống như bất cứ loại thuốc nào khác, khi vắc xin được đưa vào cơ thể sẽ có một số phản ứng phụ xuất hiện. Ở một số trẻ, phản ứng phụ xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin gồm: Phát ban và sốt nhẹ. Những phản ứng phụ như dị ứng nghiêm trọng hay đe dọa đến mạng sống, thực tế đều rất hiếm.

Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. 

Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ. Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi rải rác xảy ra như dịch sởi, rubella...

Điều này cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Vì thế nếu bạn có con nhỏ HÃY TIÊM CHỦNG.

Vắc xin và Tiêm chủng có vai trò như thế nào ?

Qua nhiều xét nghiệm đã cho thấy có nhiều bệnh được tìm thấy và có nguy cơ dẫn đến tử vong khá cao, trong đó cũng có nhiều loại bệnh người ta phòng ngừa từ vắc xin và tiêm chủng khá tốt vậy vậy vai trò của nó là gì ?

Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực: Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cho nhân loại: Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Vắc xin và tiêm chủng góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững: Vắc xin và tiêm chủng làm cho trẻ em khỏe mạnh, không bị ốm đau dẫn đến giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình.

Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung v.v. Bên cạnh đó vắc xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tất cả những điều này góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Về bản chất việc tiêm chủng chính là sử dụng vắc xin nhằm kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 Quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội.

Việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, trong hai năm đầu đời. Cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Người bị tiểu đường chọn bữa ăn như nào ?

Để có thể kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể mỗi ngày bạn hãy thử dùng những thực đơn hàng ngày trong đó có bánh mì, cơm, mì sợi, khoai tây, khoai sọ, gạo lức…..đối với các loại thịt heo hay thịt bò sạch mỡ có thể dùng được nhưng tuyệt đối đừng bao giờ thư da gà, da vịt bởi trong đó chứa nhiều cholesterol dễ dàng làm tăng lượng đường glucose được đưa vào máu.

Người có xét nghiệm của bệnh tiểu đường hãy sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

Thực đơn mỗi ngày tốt nhất là thịt gia cầm, trứng, cá hoặc các thực phẩm chế biến từ sữa ít chất béo. Cũng đừng quên chất đạm có trong các loại đậu như đậu nành và các loại đậu khác. Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... ưu tiên cá mòi và cá trích vì chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư.

Tại sao bệnh nhân tiều đường lại không nên dùng mỡ động vật bởi chúng chứa quá nhiều chất béo sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, hãy thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè... Việc chuyển sang dùng thức ăn ít mỡ như sữa không kem hoặc ít kem, phô mai và sữa chua rất thích hợp cho yêu cầu này.

Rau tươi, ngũ cốc, trái cây và các loại đậu, như đậu Hà Lan, đậu lăng… sẽ tăng cường việc tiếp nhận chất xơ, đồng thời cung cấp các vitamin và chất khoáng quan trọng, có tác dụng chống lão hóa và giúp thân thể cân đối. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.

Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn, mít... Nên ăn thật ít thực phẩm ngọt hoặc các món có đường. Nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn ngon miệng.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Làm các xét nghiệm máu biết được những gì?

Như các bạn cũng đã biết việc Xét nghiệm máu phát hiện bệnh Down, ngoài ra theo nhiều nguồn thông tin, việc xét nghiệm còn có thể phát hiện được nhiều bệnh và cũng có nhiều yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm tìm dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó, đang dùng thuốc, có thai, kinh nguyệt, thậm chí có thể do trục trặc kỹ thuật của trung tâm xét nghiệm.

Thông thường khi khám sức khỏe định kỳ người khám sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:

1.Xét nghiệm công thức máu: 
Cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, qua đó để biết người khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.

2.Xét nghiệm đường máu: Phát hiện bệnh tiểu đường.

3.Xét nghiệm mỡ máu: bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4.Xét nghiệm viêm gan B: phát hiện bệnh viêm gan B.

5.Xét nghiệm HIV:
Phát hiện nhiễm HIV. Ngoài ra tùy từng gói khám mà có thể có thêm những xét nghiệm máu khác.

Trong đó với các xét nghiệm nước tiểu trong khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm như sau :

+ Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: qua đó có thể phát hiện các bệnh ở thận, đường tiết niệu và một số bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường.

+ Một số xét nghiệm khác tùy theo gói khám như xét nghiệm tìm ma túy trong nước tiểu. Như vậy xét nghiệm máu khi khám sức khỏe có thể phát hiện được một số bệnh xã hội (bệnh lây qua đường tình dục) như viêm gan B, HIV, song nhiều bệnh khác như lậu cầu, sùi mào gà, giang mai v.v…thì không phát hiện được mà phải làm những xét nghiệm đặc hiệu.

Ngoài ra quý khách cũng cần lưu ý là nên lấy máu vào buổi sáng và nên nhịn ăn, kiêng luôn nước ngọt và bia rượu để tránh máu bị loãng trong vòng 12 giờ.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Phát hiện các loại bệnh ung thư khi xét nghiệm máu

Có lẽ đây là một tin rất đặc biệt dành cho ngày hôm nay - Mới đây một kết quả nghiên cứu của Anh đã cho biết "chỉ bằng cách xét nghiệm máu có thể phát hiện nhiều loại bệnh ung thư khó xác định".

Được căn cứ và độ nhạy cảm của hệ gien tế bào bạch huyết trong xét nghiệm đánh giá tế bào bạch huyết và đo lường sự tổn hại DNA của chúng gây ra một cách khác nhau tùy theo cường độ của tia cực tím chiếu vào.

Nhóm nghiên cứu - Các nhà khoa học tại Trường ĐH Bradford cho rằng có sự khác biệt rất rõ về sự tổn hại của DNA tế bào bạch huyết giữa bệnh nhân ung thư, bệnh nhân ở giai đoạn tiền ung thư và người lành mạnh.

Trưởng nhóm nghiên cứu - GS Dianna Anderson - giải thích: “Tế bào bạch huyết là một phần của hệ thống phòng vệ tự nhiên trong cơ thể. Chúng ta biết rằng chúng bị áp lực khi phải chống chọi với ung thư và bệnh tật khác Vì thế, chúng tôi tự đặt vấn đề liệu có thể đo lường được điều gì đó ở bệnh nhân ung thư khi gây thêm áp lực bằng tia cực tím và chúng tôi phát hiện rằng bệnh nhân ung thư có DNA bị tổn hại nhiều hơn trước tia cực tím so với người lành mạnh”.

Kết luận nói trên được rút ra từ cuộc thử nghiệm trên 208 người, trong đó có 58 bệnh nhân ung thư, 56 tiền ung thư và 94 người lành mạnh. Khi làm xét nghiệm đã có thể chẩn đoán ung thư, tiền ung thư ở 3 dạng ung thư da, ruột kết và phổi. Nhóm nghiên cứu đồng thời ghi nhận xét nghiệm máu là trợ giúp hữu ích đối với các dạng ung thư khó chẩn đoán hơn lúc trước khá nhiều

Các nhà khoa học cho rằng cần có nghiên cứu thêm trong hy vọng hướng xét nghiệm mới này có thể phát hiện sớm mọi loại ung thư trong tương lai gần nhất.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Khám sức khỏe tổng quát dành cho trẻ

Có nhiều bà mẹ trẻ thắc mắc rằng - trẻ em có cần khám sức khỏe tổng quát ? thật ra trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 1-5 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất do sức đề kháng còn yếu vì thế gói khám này là cần thiết.

Cha mẹ nên chia sẽ rõ về tình trạng của con cho bác sĩ khám : 
+ Phát triển thể chất như: nhóm máu, cân nặng, chiều cao, thị giác, thính giác.
+ Di chứng của các bệnh đã từng mắc trước đó, đến nguy cơ bệnh có thể xảy ra để có sự phòng tránh hay có phác đồ điều trị thích hợp.
+ Các thông tin tư vấn khác liên quan tới việc chích ngừa, sử dụng thuốc đúng cách, chế độ dinh dưỡng…

Chúng tôi khuyên nên xét nghiệm máu cho trẻ nếu đã chọn gói khám tổng quát - bởi không phải là xét nghiệm để xác định nhóm máu, mà còn cần để phân tích công thức máu để tìm ra các căn bệnh tiềm ẩn và có hay không kháng nguyên các bệnh đang có xu hướng gia tăng như viêm gan B để lên lịch chích ngừa đúng cách.

Khi chúng tôi trao đổi thực tế với nhiều bậc phụ huynh, họ cũng cho biết rằng từ lúc con mình sinh ra cho đến giờ, họ chưa từng nghĩ bé cần được đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ vì ai cũng nghĩ trẻ con thì cần gì khám tổng quát ngoài khi bị bệnh gì thì mới đi khám chuyên khoa đó điều này là sai làm nhé.

Đối với trẻ sơ sinh thì thời gian khám định kỳ nhất định phải thực hiện là : Từ 1 tháng - 2 tháng - 4 tháng - 6 tháng - 9 tháng - 12 tháng.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Chi tiền tỷ phòng chống lây nhiễm HIV ở TPHCM

Mới đây UBND TP HCM vừa phê duyệt Dự án "Củng cố và mở rộng các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc, phòng ngừa và giám sát HIV/AIDS cho các đối tượng có nguy cơ tại TP HCM năm 2015". Tổng kinh phí cho dự án hơn 2,7 triệu USD (hơn 58 tỷ đồng) do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ tài trợ không hoàn lại.

Mục tiêu của dự án xét nghiệm này nhằm góp phần giảm sự lây nhiễm HIV thông qua các biện pháp dự phòng, cải thiện việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Dự án giúp nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống căn bệnh này tại TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung thông qua việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên của Ủy ban Phòng chống AIDS thành phố và các đơn vị thứ cấp...

Dự án gồm các hoạt động tư vấn và xét nghiệm, mua sắm hàng hóa, vật tư tiêu hao phục vụ công tác xét nghiệm và chăm sóc, điều trị người bệnh. Dự án cũng phát triển các nhóm tự lực tại cộng đồng để hỗ trợ người nghiện và tiêm chích ma túy, giúp họ không tái nghiện và hội nhập cộng đồng.

Theo thống kê cuối năm 2014 của Bộ Y tế, với hơn 220.000 người nhiễm HIV được báo cáo, Việt Nam là quốc gia có số ca bệnh thế kỷ đứng thứ 5 khu vực châu Á -Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan). TP HCM có hơn 60.000 người nhiễm HIV tính đến tháng 2 năm nay, trong đó đã tử vong hơn 10.000 người.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Xét nghiệm mỡ trong máu

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam (năm 2010) tất cả những người trên 20 tuổi nên xét nghiệm ít nhất 5 năm/lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HsDL cholesterol và triglycerides. Các xét nghiệm nên được tiến hành khi đói (cách bữa ăn ít nhất 12 giờ). Kết quả xét nghiệm được thể hiện bằng mg/dL hoặc mmol/l. Bác sĩ có thể khảo sát thêm các thông tin về nguy cơ tim mạch khác như tuổi, giới tính, huyết áp, tình trạng hút thuốc lá… để ước lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam (năm 2010) tất cả những người trên 20 tuổi nên xét nghiệm ít nhất 5 năm/lần các thành phần cơ bản của lipid máu.

Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP (High Sensitivity C- Reactive Protein Test) là phép thử máu quan trọng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. CRP là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp được gan sản xuất và bài tiết vào máu vài giờ sau viêm nhiễm. Mức CRP có thể tăng vọt hàng nghìn lần để phản ứng với hiện tượng viêm nhiễm và biết được chỉ số này giúp theo dõi và quản lý rủi ro bệnh tim, viêm đại tràng, bệnh tự miễn…Người có chỉ số CRP cao và béo bụng (trên 90cm) thì nguy cơ rủi ro mắc bệnh tim cao hơn gấp 4 lần so với những người có mức CRP trung bình. Những người trên 40 tuổi, hoặc có tiền sử mắc bệnh tim, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Xét nghiệm Fibriniogen
Fibrinogen là một protein rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Tuy nhiên fibrinogen quá nhiều có thể dẫn hình thành cục máu đông trong thành động mạch, gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Trong một số trường hợp xét nghiệm fibrinogen được sử dụng để xác định nguy cơ tổng thể mắc bệnh tim mạch của một người. Mức fibrinogen bình thường là ở giữa 200 và 400 mg/L.

Mức fibrinogen bình thường là ở giữa 200 và 400 mg/L.
Trong một số trường hợp xét nghiệm fibrinogen được sử dụng để xác định nguy cơ tổng thể mắc bệnh tim mạch của một người.

Xét nghiệm Homocysteine
Homocysteine là một acid amin chứa lưu huỳnh, bình thường có mức độ rất nhỏ trong tất cả các tế bào của cơ thể. Sự gia tăng nồng độ homocysteine (>10 mmol/L) trong máu thường làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, vì vậy làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Xét nghiệm Lp(a)
Lp (a) là một lipoprotein tương tự như lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong nó có chứa một protein AproB duy nhất kết hợp với cholesterol và chất béo khác. Như LDL, sự hiện diện của nó được coi là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của hơn 28.000 phụ nữ, một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có mức lipoprotein trên 65 miligrams/dexilit máu và mức LDL trên 120 miligram/dexilit máu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 80% so với những người khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cung cấp dịch vụ xét nghiệm giúp người bệnh chẩn đoán bệnh chính xác, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Nhằm phục vụ nhu cầu tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cung cấp dịch vụ xét nghiệm giúp người bệnh chẩn đoán bệnh chính xác, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.