Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Bản chất của những sai sót trong khi làm xét nghiệm

Cam kết chất lượng xét nghiệm tại trung tâm là một quá trình khá cần thiết - Bởi trong tiến hành làm một xét nghiệm chuẩn thường có những bước sau:

1.Đo thể tích nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý để pha loãng mẫu bệnh phẩm.
2.Đo thể tích mẫu bệnh phẩm.
3.Đo thể tích thuốc thử dùng trong phản ứng làm xét nghiệm.
4.Trộn đều.
5.Đợi thời gian nhất định cho phản ứng thực hiện.
6.Đo mật độ quang của dung dịch làm xét nghiệm.

Tính kết quả bằng cách đối chiếu với mật độ quang của một mẫu chuẩn có nồng độ biết trước.

Với những thiết bị phân tích tự động, những giai đoạn xét nghiệm và thao tác xét nghiệm được đơn giản hóa và rút ngắn đi nhiều. Trong quá trình làm xét nghiệm ở mỗi bước đều có thể có những sai số không thể tránh khỏi mặc dù người làm xét nghiệm thao tác rất cẩn thận, nhất là trong 3 bước ban đầu khi đo thể tích.

Mục tiêu chính của việc kiểm tra chất lượng là phát hiện những sai số xảy ra trong quá trình làm xét nghiệm và hạn chế đến mức thấp nhất những sai số, vì vậy công tác kiểm tra chất lượng dựa vào lý thuyết của những sai số xảy ra trong quá trình làm xét nghiệm, tức là những sai số kỹ thuật.

Các sai số nào thường xảy ta ?
1. Sai số thô bạo hay bất thường.
- Tính sai kết quả.
- Không thực hiện đúng thủ tục trước khi xét nghiệm.
- Nhầm lẫn thuốc thử, dụng cụ đo lường, bước sóng.

Sai số này có thể tránh được do phụ thuộc vào chất lượng của người làm xét nghiệm quá trình đào tạo họ, vì vậy có thể tránh được những sai số bất thường bằng cách làm việc thận trọng, tập trung và cần tổ chức. Một số yếu tố ngoại cảnh như vệ sinh, trật tự ngăn nắp của nơi làm việc, ánh sáng, thông gió, tiếng ồn cũng tác động một phần đến chất lượng của dịch vụ. Khối lượng công tác quá nhiều so với khả năng cũng ảnh hưởng tới kết quả của làm xét nghiệm tại nhà.

2. Sai số bất ngờ hay ngẫu nhiên.
Thường xảy ra ngẫu nhiên, bất ngờ, khó tránh khỏi:
- Do thuốc thử hỏng.
- Dụng cụ thủy tinh không chuẩn xác.
- Dòng điện không ổn định.
- Thao tác người làm xét nghiệm chưa thuần thục.
- Máy móc, thiết bị không ổn định.

3. Sai số hệ thống.
- Do chất lượng thuốc thử xấu.
- Chuẩn sai, không chính xác.
- Kỹ thuật XN không đặc hiệu.

Các loại sai số này chỉ tránh được khi tìm được nguyên nhân cụ thể, sai số này làm kết quả chuyển dịch theo cùng một hướng và có thể dẫn tới chuẩn đoán bệnh không chính xác từ bác sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét